Công nghệ mới

Ứng dụng của bồn xử lý nước thải composite

Ứng dụng của bồn xử lý nước thải composite:

Bồn xử lý nước thải composite thì ứng dụng cụ thể và rõ ràng nhất đó là để xử lí nước thải.  Nhờ có sự ra đời của bồn chứa xử lý nước thải compisite mà  ô nhiềm môi trường , đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước ở nhiều nước trên thế giới giảm thiểu đáng kế, tạo tác động tích cực để cuộc sống của con người..

I. Ưu điểm nổi bật của bồn xử lí nước thải bằng composite:

Bồn xử lí nước thải bằng composite có nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên ở bài viết này sẽ nêu ra ngắn gọn những ưu điểm đặc biệt nhất đó là:

Thi công nhanh gọn công trình, tính cơ động cao, chịu hóa chất ăn mòn, độ bền cơ học cao và thiết kế gọn gàng, giảm diện tích mặt bằng, bảo trì dễ dàng.

Tuy nhiên hiện nay trên thị trường rất nhiều công ty sản xuất bồn chứa Composite, để xử lý nước thải, nhưng công ty có thể chưa hiểu sâu về công nghệ , quy trình xử lý nước thải.

Bồn xử lí nước thải composite

Bồn xử lí nước thải composite

Dưới đây sẽ phân tích về một số phương pháp xử lí nước thải:

II. Các phương Pháp Xử Lý Nước Thải đang được sử dụng phổ biến trên thị trường:

1. Phương pháp xử lý cơ học:

Phương pháp này chủ yếu dùng những xử lý nước cơ bản, như nước sinh hoạt, không được coi là giai đoạn kết thúc quá trình xử lý nước thải sản xuất, thường để dùng các loại bỏ các tạp chất không tan trong nước, thường ở dạng hữu cơ hay vô cơ. Để tìm hiểu về phương pháp xử lý cơ học, khách hàng có thể tham khảo qua mộ số phương pháp cơ bản:

a. Xử lý nước thải dùng song chắn rác hoặc lưới chắn rác: 

Phương pháp này giúp xử lý những tạp chất có thể gây sự cố thông qua việc sử dụng song chắn để lọc và dùng máy nghiền nhỏ các vật bị giữ lại. Trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp, việc sử dụng lưới chắn để giữ lại những rác thải lớn giúp hiệu quả hơn cả cho quá trình, không làm gián đoạn quy trình xử lý nước thải.

Song chắn rác THC Composite

Song chắn rác THC Composite

b.Bể điều hòa: 

Người ta sử dụng bể điều hòa để duy trì sự ổn định của dòng nước thải, khắc phục hiệu quả những vấn đề về vận hành sự dao động của sự lưu lượng dòng nước thải gây ra và để đảm bảo hiệu suất ở cuối quy trình của một chuỗi dây chuyền xử lý nước.

Việc có nhiều chất hữu cơ trong nước thải công nghiêp sẽ gây ra hiện tượng quá tải, do vậy sự xuất hiện của bể nhằm hạn chế được hiện tượng quá tải của hệ thống, đồng thời giảm được diện tích xây các bể sinh học và không quên ức chế quá trình xử lý sinh học được pha loãng hay làm trung hòa ở mức độ thích hợp nhất cho cách vi sinh vật tồn tại trong chất hữu cơ , nước thải hoạt động.

Khi lưu lượng được xử lý ở mức ổn định, thì quy trình được cải thiện hơn rất nhiều trong chất lượng nước thải khi chất rắn, cô đặc bùn tại đáy bể lắng thứ cấp.

c. Bể lắng cát: 

Như chúng ta đã biết, lắng là quá trình để loại bỏ các tạp chất ở dạng nguyên phù thô ra khỏi nước thải, và bể lắng trong phương pháp cơ học được phân thành nhiều bể nhỏ liên kết gồm: bể lắng cát, bể lắng sơ cấp và bể lắng thứ câp.

Các bể lắng được liên kết với nhau để cùng thực hiện quy trình. Với bể lắng sơ cấp, trong công trình xử lý nước thải sẽ giữ lại những chất hữu cơ không tan trong nước thải trước khi đưa nước vào xử lý tại các bể sinh học, và đặc biệt sẽ loại bỏ các chất rắn có khả năng lắng và các chất nổi, và hiệu quả xử lý của bể lắng sơ cấp được tính đến 50% đến 70% chất rắn lơ lửng, 25% đến 40 % BOD của nước thải. Rồi nước thải tiếp tục được đưa vào bể thứ cấp xử lý thông qua công trình xử lý sinh học.

d. Lọc: 

Bể lọc

Bể lọc

Đây là quá trình nhằm tách pha rắn ra khỏi pha lỏng, hoặc pha khí bằng cách cho dòng khí hoặc lỏng có chứa hạt chất rắn chảy qua lớp ngăn xốp, nhờ thế mà các hạt rắn sẽ bị giữ lại hoàn toàn. Quá trình lọc sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều nếu thực hiện dưới sự tác động của áp suất cao trước vách ngăn hay áp suất thấp sau vách ngăn.

f. Đông tụ và keo tụ:

Sau quá trình lọc, các hạt rắn huyền phù được giữ lại chứ không thể tách được những chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan vì có những hạt rắn có kích thước quá nhỏ.

Vì thể để thực sự tách được những hạt rắn này, người ta thiết kế và sử dụng tăng tốc lắng dựa trên thực hiện quy trình đông tụ và keo tụ, dược kiểu là quá trình điện tịch và quá trình tạo bông, tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn ban đầu với kích thước quá nhỏ mà quy trình lọc không thực hiện được.

2. Phương pháp hóa học và xử lý:

Phương pháp này được thực hiện với mục đích thu hồi các chất quý hoặc nhanh chóng xử lý các chất độc, hoặc những chất có ảnh hưởng xấu đối với giai đoạn làm sạch sinh hóa.

Trong phương pháp này, người ta ưu tiên sử dụng  các quy trình oxy hóa, trung hòa, tuyển nổi, đializ ( màng bán thấm), … kèm theo với quá trình keo tụ làm bông những hạt có kích thước to đồng thời sử dụng nhiều hiện tượng vật lý khi sử dụng thêm các chất hóa học trong quy trình.

Phương pháp này sẽ cần dùng đến bồn xử lý nước thải composite

3. Phương pháp sinh hóa:

Ở phương pháp này, nhờ vào khả năng sống của vi sinh vật, sinh vật tồn tại trong nước thải để thực hiện việc phân tán nhỏ, keo và hòa tan chất hữu cơ khỏi nước thải, chúng sẽ sử dụng nguồn dinh dưỡng có chứa trong chất thải, như carbon, nito, photpho và kali để tồn tại… và dựa vào các chất hữu cơ này để xây dựng những tế bào và sinh năng lượng nên sinh khối của nó tăng lên.

Xem thêm các bài viết khác:

Thi công hệ thống xử lí nước thải

Bồn chứa hóa chất composite

 

Quay lại danh sách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *